Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 5 năm 2022

Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 5 năm 2022

Tác giả:

Thông tin NXB:

Số trang : 0

Loại sách: Tạp chí

Mô tả

 

CHÍNH TRỊ - AN NINH CHÂU ÂU

1. NGUYỄN HẢI LƯU

Chiến lược “Cổng kết nối toàn cầu” của EU và triển vọng thực hiện

Tóm tắt: Tháng 12/2021, EU đã ban hành Chiến lược “Cổng kết nối toàn cầu” với nhiều mục tiêu đa chiều nhằm tăng cường các lợi ích an ninh, phát triển và vị thể của EU trên trường quốc tế. Chiến lược này đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế từ những góc độ tiếp cận khác nhau. Trên cơ sở đó, bài viết này sẽ tập trung phân tích những nội dung chính của Chiến lược, đánh giá các hàm ý và dự báo triển vọng thực hiện trong thời gian tới.

 

2. VŨ THỤY TRANG

Sự khác biệt trong cách tiếp cận của Nga và EU đối với các nước thuộc không gian Hậu Xô viết

Tóm tắt: Thời gian qua, hợp tác và lòng tin giữa Nga và Liên minh Châu Âu (EU) đã xuống mức thấp nhất kể từ Chiến tranh Lạnh. Một trong những nguyên nhân căn bản ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ hai bên chính là sự khác biệt to lớn của Nga và EU trong cách tiếp cận đối với các nước thuộc không gian hậu Xô viết. Bài viết tập trung làm sáng tỏ nguyên nhân của sự khác biệt này. Sự vận động trong chính sách của mỗi bên đối với khu vực này là một quá trình diễn tiến phức tạp theo thời gian. Mỗi bên đều có các chiến lược riêng nhằm thu hút các nước ở không gian hậu Xô viết vào quỹ đạo của mình. Thực tiễn đó đã dẫn đến sự dịch chuyển trong không gian hậu Xô viết theo các chiều hướng tâm và ly tâm khỏi ảnh hưởng của Nga.

 

KINH TẾ - PHÁP LUẬT CHÂU ÂU

3. NGUYỄN AN HÀ

Quan hệ kinh tế Nga - Mỹ những năm gần đây

Tóm tắt: Những năm gần đây, tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động. Đây cũng là giai đoạn quan hệ Nga - Mỹ nói chung, trong đó có quan hệ kinh tế, có sự biến động mạnh. Ngoài những tác động tiêu cực từ bối cảnh quốc tế và khu vực, còn có những tác động trực tiếp từ khủng hoảng Ukraine từ năm 2014 và việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine từ cuối tháng 2/2022 đang đẩy mối quan hệ Nga-Mỹ rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua.

 

4. ĐẶNG THỊ PHƯƠNG HOA

Đường hướng phát triển kinh tế xanh của Liên minh châu Âu

Tóm tắt: Bài viết trình bày định hướng chính sách vận hành nền kinh tế xanh ở châu Âu. Điều cần tập trung ở đây là những quy định mới sẽ áp dụng trong và ngoài EU nhằm thực thi một nền kinh tế xanh không phát thải của châu Âu theo tinh thần của các Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 21- COP 26).

 

LỊCH SỬ - VĂN HOÁ - XÃ HỘI CHÂU ÂU

5. LƯƠNG THỊ HỒNG

Viện trợ về y tế và giáo dục của Cộng hòa dân chủ Đức đối với Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975

Tóm tắt: Bài viết trình bày định hướng chính sách vận hành nền kinh tế xanh ở châu Âu. Điều cần tập trung ở đây là những quy định mới sẽ áp dụng trong và ngoài EU nhằm thực thi một nền kinh tế xanh không phát thải của châu Âu theo tinh thần của các Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 21- COP 26).

 

6. LÊ HƯỜNG

Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về nghệ thuật và sự định hướng cho hoạt động nghệ thuật đương đại ở Việt Nam

Tóm tắt: Quan điểm nghệ thuật của C.Mác và Ph.Ăngghen là cơ sở khoa học để phân tích, đánh giá sự phát triển và tác động của nghệ thuật đến đời sống xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định. Việt Nam đang trong quá trình phát triển, hội nhập kinh tế, văn hóa xã hội, quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về nghệ thuật có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng hoạt động nghệ thuật đương đại tiếp tục phát huy các giá trị tốt đẹp của truyền thống dân tộc, góp phần cải tạo thực tiễn, chủ động trong cuộc đấu tranh chống lại các thế lực phản động trên mặt trận văn hóa tư tưởng. Bài viết phân tích quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về nghệ thuật và luận giải ý nghĩa của nó trong việc định hướng hoạt động văn học nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay.

 

QUAN HỆ VIỆT NAM - CHÂU ÂU

7. TRỊNH THỊ PHƯỢNG & TRẦN THỊ KHÁNH HÀ

Hệ thống giáo dục của Đức và hàm ý cho Việt Nam

Tóm tắt: Hệ thống giáo dục Đức có lịch sử phát triển hàng trăm năm và được biết đến với giáo dục bắt buộc phân luồng sớm dựa trên năng lực của mỗi học sinh, từ đó trẻ em tại Đức sớm có định hướng phát triển tương lai. Bài viết tìm hiểu hệ thống giáo dục phân luồng học sinh từ sớm của Đức và rút ra một số hàm ý cho Việt Nam.

 

8. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG DUNG & LÃ HUY HOÀNG

Mười năm (2011-2021) quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - CHLB Đức: Thành tựu và triển vọng

Tóm tắt: Trải qua 47 năm thiết lập quan hệ, Cộng hòa liên bang (CHLB) Đức và Việt Nam đã tích cực hợp tác trên nhiều lĩnh vực từ chính trị, an ninh đến kinh tế, văn hóa - xã hội. Hai bên đã cam kết hướng tới xây dựng mối quan hệ hợp tác toàn diện vì lợi ích của hai bên. Bài viết này tập trung nêu bật những thành tựu hợp tác giữa hai bên thời gian qua, đồng thời nhận định triển vọng hợp tác trong thời gian tới.

 

 

 

76 lượt xem