Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 8 năm 2022

Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 8 năm 2022

Tác giả:

Thông tin NXB:

Số trang : 0

Loại sách: Tạp chí

Mô tả

 

CHÍNH TRỊ - AN NINH CHÂU ÂU

1. NGUYỄN ANH CƯỜNG & NGUYỄN VIỆT ĐỨC

Ngoại giao đa phương - Lý giải từ góc nhìn của chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa đa phương

Tóm tắt: Ngoại giao đa phương đã và đang khẳng định vị trí cũng như tầm ảnh hưởng của mình trong môi trường chính trị quốc tế với vai trò là công cụ hữu ích cho các chủ thể để giải quyết các vấn đề nảy sinh. Việc lý giải và nắm bắt bản chất của ngoại giao đa phương có vai trò quan trọng bởi nó chỉ xuất hiện và phát triển trong bối cảnh thế giới mới, mà không trải qua một quá trình dài hình thành và kế thừa. Những biểu hiện của ngoại giao đa phương trong lịch sử khả sơ khai và khó có thể đánh giá đúng bản chất, cũng như lý giải về những hành vi của nó nảy sinh trong giai đoạn hiện nay. Từ nhận thức đó, bài viết tập trung lý giải bản chất ngoại giao đa phương dưới góc nhìn của các luận thuyết cơ bản đã được kiểm chứng, trong đó có hai góc nhìn nổi bật trong chính trị quốc tế hiện nay là chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa đa phương.

 

2. LÊ XUÂN TÙNG

Bầu cử quốc hội tại CHLB Đức và một số đánh giá về tác động của cuộc bầu cử

Tóm tắt: Cộng hòa Liên bang Đức là một quốc gia chủ chốt trong Liên minh Châu Âu (EU), một liên minh kinh tế và chính trị quan trọng bậc nhất toàn cầu. Có thể coi Đức là đầu tàu của EU, với nền kinh tế lớn nhất cùng sức ảnh hưởng chính trị đáng kể. Tình hình chinh trị Đức có tác động nhất định đến EU và qua đó gián tiếp tác động đến chính trị thế giới. Cuộc bầu cử Quốc hội Liên bang (Bundestag) là tiền đề để xác định một hay liên minh các đảng cầm quyền, từ đó mới hình thành chính phủ để thực thi các chính sách đối nội và đối ngoại. Trong giai đoạn chuyển giao từ thời đại Merkel sang một trang mới của nước Đức, việc đánh giá và dự báo tác động của bầu cử Quốc hội Liên bang Đức sẽ giúp ích cho mối quan hệ giữa các quốc gia và Cộng hòa Liên bang Đức những năm tới.

 

KINH TẾ - PHÁP LUẬT CHÂU ÂU

3. HỒ THỊ THU HUYỀN

Tác động của già hóa dân số tới thị trường lao động CHLB Đức

Tóm tắt: Nước Đức đang ở trong giai đoạn già hóa dân số nhanh do mức sinh giảm liên tục trong suốt nhiều năm và tuổi thọ của người dân tăng cao. Mặc dù hiện tại thị trường lao động của nước này chưa chịu quả nhiều tác động của quá trình già hóa nhưng xu hướng này sẽ khó có thể tiếp tục kéo dài trong những năm tới. Người nhập cư được xem là có thể giúp trì hoãn sự suy giảm lực lượng lao động nhưng không thể ngăn chặn tình trạng này.

 

4. NGUYỄN HỮU LƯƠNG & CAO THỊ HỒNG VINH & NGUYỄN HOÀI CHUNG

Xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thành phố Hà Nội trong bối cảnh thực thi EVFTA và EVIPA

Tóm tắt: Là thủ đô của Việt Nam - điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nước trên thế giới nói chung và các nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU) nói riêng, Hà Nội đồng thời cũng gặp phải cạnh tranh không nhỏ trong việc thu hút dòng FDI chất lượng cao với các tỉnh, thành phố khác trên cả nước. Để có thể tận dụng được tốt hơn lợi thế từ các hiệp định để thu hút FDI nhiều hơn nữa, Hà Nội cũng cần xem xét và tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư hơn nữa. Bài viết tập trung phân tích thực trạng hoạt động xúc tiến đầu tư, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội trong bối cảnh thực thi EVFTA và EVIPA.

 

LỊCH SỬ - VĂN HOÁ - XÃ HỘI CHÂU ÂU

5. TRẦN THỊ KHÁNH HÀ

Đối thoại giữa các nền văn hoá: Góc nhìn của Liên minh Châu Âu

Tóm tắt: Châu Âu phải đối mặt với mức độ đa dạng ngày càng tăng. Chính vì vậy, một cách tiếp cận phù hợp trong ứng xử với thực trạng đa văn hoá là rất cần thiết để đa dạng thực sự trở thành lợi thế của EU. Intercultural dialogue được sự thúc đẩy của cả Ủy hội Châu Âu và Liên minh Châu Âu. Bài viết giới thiệu khái niệm ‘intercultural dialogue’ (ICD), trong tiếng Việt là ‘Đối thoại giữa các nền văn hoá hay ‘Đối thoại liên văn hoá, và cách tiếp cận của EU.

 

6. NGUYỄN CAO THANH

Từ “Thiên hạ đại loạn” đến ý tưởng “Hòa bình vĩnh cửu” - Về ngăn chặn chiến tranh và nguy cơ nổ ra chiến tranh

Tóm tắt: Xung đột giữa hai nước Nga và Ukraina vẫn đang diễn ra khốc liệt. Cộng đồng quốc tế cần làm gì để chấm dứt những cuộc chiến như vậy và thậm chí, ngăn chặn chúng nổ ra? Bài viết lấy ví dụ về chiến dịch ném bom NATO vào Nam Tư năm 1999, phân tích một số tư duy ngăn chặn chiến tranh trong lịch sử lý luận quan hệ quốc tế và phương thức “Tới hòa bình vĩnh cửu” của Kant.

 

QUAN HỆ VIỆT NAM - CHÂU ÂU

7. LÃ HUY HOÀNG & NGUYỄN XUÂN HƯNG

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang CHLB Đức giai đoạn 2022-2025

Tóm tắt: Trong nhiều năm, CHLB Đức luôn giữ vị trí là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam tại thị trường EU nói riêng và thế giới nói chung với mối quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia trên phương diện song phương về nhiều khía cạnh như kinh tế, xã hội và chính trị. Bằng phương pháp thống kê mô tả, trên cơ sở dữ liệu thứ cấp được thu thập từ World Bank, ITC Trademap và Tổng cục Hải quan Việt Nam, bài viết phân tích thực trạng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang CHLB Đức trong thời gian qua. Từ đó, rút ra những đánh giá về kết quả đạt được cũng như những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Trên cơ sở đó, bài viết hàm ý chính sách đối với nhà nước và đề xuất một số giải pháp cho doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường CHLB Đức.

 

8. TRỊNH THỊ HIỀN

Pháp luật về vận động hành lang trong thể chế của Liên minh Châu Âu và gợi mở cho Việt Nam

Tóm tắt: Tại Liên minh Châu Âu, cùng với quá trình hội nhập sâu rộng, hoạt động vận động hành lang cũng đã gia tăng mạnh mẽ. Bài viết phân tích khung pháp lý về vận động hành lang trong một số thể chế của Liên minh Châu Âu (Nghị viện Châu Âu, Ủy ban Châu Âu) và đưa ra một vài đánh giá về vai trò của vận động hành lang trong thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và EU.

 

THÔNG TIN

Hội thảo khoa học: “Hai năm thực hiện Hiệp định EVFTA: Tác động kinh tế - xã hội và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam”  

78 lượt xem