- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 1 năm 2023
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
CHÍNH TRỊ - KINH TẾ - XÃ HỘI
1. NGUYỄN HUY QUÝ
Đại hội XX Đảng Cộng Sản Trung Quốc
Tóm tắt: Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XX Đảng Cộng sản (ĐCS) Trung Quốc là dấu mốc lịch sử quan trọng và sự kiện trọng đại trong đời sống chính trị của đảng và nhân dân Trung Quốc(!), đồng thời là sự kiện chính trị quan trọng sẽ tác động tới tình hình khu vực và toàn cầu. Bài viết tập trung phân tích tình hình về những nội dung và kết quả chủ yếu của Đại hội XX ĐCS Trung Quốc, phương diện đường lối và tổ chức, những chủ trương, chính sách đối nội và đối ngoại.
2. NGUYỄN THU HẰNG - NGUYỄN QUANG LINH
Chính sách kinh tế của Trung Quốc gắn với mô hình hiện đại hóa kiểu Trung Quốc sau Đại hội XX và một số hàm ý chính sách cho Việt Nam
Tóm tắt: Đại hội lần thứ XX Đảng Cộng sản Trung Quốc (Đại hội XX) đã đánh dấu bước phát triển mới của Trung Quốc trong bối cảnh vẫn duy trì chính sách Zero Covid-19, căng thẳng thương mại với Hoa kỳ và biến động trong tình hình địa chính trị và kinh tế thế giới. Đại hội đã xác định những định hướng và các chính sách kinh tế cốt lõi trong 5 năm tới và mục tiêu “100 năm thứ hai" nhằm xây dựng Trung Quốc trở thành cường quốc XHCN hiện đại, giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa và tươi đẹp. Việt Nam là đối tác thương mại xếp thứ sáu trên thế giới và lớn nhất của ASEAN với Trung Quốc, do đó các chính sách kinh tế sau Đại hội sẽ có tác động to lớn đến quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước. Vì vậy, bài viết này, thông qua phân tích và đánh giá tác động của các định hướng chính sách kinh tế gắn với mô hình hiện đại hóa của Trung Quốc sau Đại hội XX, sẽ đưa ra một số hàm ý chính sách cho Việt Nam.
QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI
3. NGUYỄN ĐÌNH LUÂN - NGUYỄN XUÂN CƯỜNG
Chính sách đối với Trung Quốc của chính quyền Tổng thống J.Biden: Kế thừa và điều chỉnh
Tóm tắt: Quan hệ Mỹ - Trung Quốc là mối quan hệ quan trọng nhất và có tác động chi phối sự thay đổi của cục diện khu vực và thế giới hiện nay và trong tương lai, cho dù cuộc chiến ở Ucraina đang diễn ra khốc liệt. Cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ với Trung Quốc là cuộc cạnh tranh giữa một siêu cường phương Tây với một nước đang phát triển trỗi dậy mạnh mẽ ở phương Đông. Nghiên cứu chiến lược và chính sách đối với Trung Quốc của Mỹ trong từng giai đoạn góp phần nhận diện rõ nét hơn về nội hàm và tác động của cuộc cạnh tranh chiến lược này trong một thế giới đang thay đổi khó lường.
4. NGUYỄN ANH CƯỜNG - TRẦN QUANG KHẢI
Màn mở đầu của cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung và cách hành xử của Việt Nam
Tóm tắt: Cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung đã phá vỡ khung cảnh hợp tác công nghệ toàn cầu. Khai mở cuộc chiến này là những hành động quyết liệt và không khoan nhượng của Mỹ với Huawei-công ty lúc đó đang giữ vị trí dẫn dắt cho quyền lực công nghệ 5G mới. Nhưng sức mạnh công nghệ không chỉ dừng lại ở đó, mà nó có thể hình thành một quyền lực ưu việt cho vị thế lãnh đạo thế giới của Trung Quốc, điều mà Mỹ khó có thể chấp nhận. Công nghệ phải chăng không chỉ phản ánh thành quả của khoa học mà công nghệ là quyền lực? Công nghệ đã tác động đến quan niệm và cách hành xử của Mỹ và Trung Quốc? Là quốc gia nằm trong chiến lược cạnh tranh của hai nước lớn, Việt Nam đã biết cách hài hòa trong quan hệ với họ để đảm bảo thế đối ngoại cân bằng. Vì chính điều đó là cách thức tốt nhất để Việt Nam vừa giải bài toán trong ngoại giao nước lớn, vừa xây dựng, củng cố hạ tầng và tập trung phát triển năng lực tự chủ, độc lập công nghệ quốc gia.
LỊCH SỬ - VĂN HÓA
5. NGUYỄN THANH TÚ
Nâng cao chất lượng giáo dục dựa trên xây dựng văn hóa chất lượng ở các trường đại học Trung Quốc
Tóm tắt: Tri thức là nền tảng của giáo dục đại học, quản lý chất lượng giáo dục đại học không chỉ đơn giản liên quan tới các kỹ năng quản lý mà còn liên quan đến yếu tố văn hóa nhiều hơn. Để nâng cao chất lượng, cần có sự cam kết mạnh mẽ của lãnh đạo và sự đồng tâm hiệp lực của tập thể cán bộ quản lý, nhân viên, giảng viên và sinh viên trong toàn trường, tức là tất cả mọi người đều cần phải thấm nhuần văn hóa chất lượng. Điều kiện tiên quyết để vận hành hiệu quả hệ thống đảm bảo chất lượng là phải xây dựng thành công văn hóa chất lượng. Tuy nhiên, thực trạng xây dựng văn hóa chất lượng trong các trường đại học Trung Quốc vẫn còn một số vấn đề cần khắc phục giải quyết. Bài viết này tìm hiểu các nguyên nhân của thực trạng đó và đưa ra những đề xuất liên quan, nêu bài học kinh nghiệm xây dựng văn hóa chất lượng trong các trường đại học ở Trung Quốc.
6. NGUYỄN ANH CHƯƠNG
Bàn về “ba đánh giá” trong đổi mới quản lý khoa học và công nghệ ở Trung Quốc từ năm 2016 đến nay
Tóm tắt: Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã thực hiện cải cách “ba đánh giá”, coi đây là biện pháp quan trọng để thúc đẩy việc đổi mới hệ thống đánh giá khoa học và công nghệ theo hướng ngày càng thực chất hơn. Bài viết này tập trung phân tích một số chính sách và biện pháp cải cách chủ yếu trong cải cách công tác quản lý đánh giá dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, cải tiến phương thức đánh giá nhận tài khoa học, hoàn thiện cơ chế đánh giá đơn vị nghiên cứu, thực hiện cơ chế giám sát, kiểm tra và xây dựng tính liêm chính trong nghiên cứu khoa học ở Trung Quốc. Thông qua việc tìm hiểu, bài viết sẽ nêu lên một số nhận xét về các chính sách cải cách đánh giá, hiệu quả thực hiện, hạn chế cũng như những vấn đề đặt ra đối với Trung Quốc hiện nay.
DIỄN ĐÀN TRAO ĐỔI
7. NGUYỄN PHƯƠNG HOA
Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc nhìn từ chuỗi cung ứng
Tóm tắt: Số liệu thống kê về thương mại cho thấy Trung Quốc là một trong hai thị trường xuất khẩu nông sản quan trọng nhất của Việt Nam và xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng trưởng. Để có cái nhìn đa chiều hơn về thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc, dưới góc nhìn của chuỗi cung ứng, bài viết xem xét ba khâu chính bao gồm nguyên liệu đầu vào, sản xuất/chế biến và hình thức tiêu thụ, xuất khẩu. Sự phụ thuộc của Việt Nam hay tính quan trọng của thị trường Trung Quốc đối với sản xuất nông nghiệp của Việt Nam không chỉ thể hiện ở thị trường xuất khẩu, tức là đầu ra, mà còn ở các yếu tố đầu vào quan trọng như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... Quy mô sản xuất nhỏ; năng lực chế biến, bảo quản còn hạn chế và hình thức xuất khẩu chủ yếu là tiểu ngạch, thông qua trao đổi của cư dân biên giới ở các cặp chợ đã tạo ra một vòng tuần hoàn mà sự vận động của các mắt xích trong đó vừa là nguyên nhân, vừa là hệ quả của nhau và Việt Nam ít nắm phần chủ động.