- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 11 năm 2021
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
CHÍNH TRỊ - KINH TẾ - XÃ HỘI
1. ĐẶNG THU THỦY
Xây dựng “con đường tơ lụa Bắc cực”: Dự án mới của Trung Quốc
Tóm tắt: Bắc Cực đang được xem là điểm nóng về cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn. Không chi Nga, Mỹ mà Trung Quốc trong những năm qua cũng đẩy mạnh triển khai các hoạt động nghiên cứu, khảo sát thăm dò tài nguyên và từng bước tăng cường sự hiện diện quân sự nhằm củng cố ảnh hưởng tại khu vực giàu tài nguyên này. Trung Quốc kỳ vọng tiếp cận sâu vào khu vực này nên đã đưa ra nhiều chiến lược, chính sách liên quan đến việc phát triển nhiều hoạt động tại đây. Trong Quy hoạch 5 năm lần thứ XIV, Trung Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của “Con đường tơ lụa Bắc Cực", xem đây là thành phần của Sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI), đồng thời kêu gọi Chính phủ và doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư vào khu vực Bắc Băng Dương cũng như Nam Cực. Bài viết đưa ra những đánh giá khách quan, đa chiều về việc hình thành cũng như xây dựng dự án “Con đường tơ lụa Bắc Cực” của Trung Quốc để chúng ta hiểu rõ hơn về tham vọng mới này của Trung Quốc.
2. TRỊNH QUỐC HÙNG
Quan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với việc cải cách chính hiệp nhân dân từ sau Đại hội XVIII
Tóm tắt: Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc là một thành phần quan trọng trong thể chế chính trị đặc sắc Trung Quốc, ra đời gắn liền với lịch sử của nước Trung Quốc. Từ sau Đại hội XVIII, Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra nhận định tình hình Trung Quốc bước vào thời đại mới cùng với những sứ mệnh mới, mâu thuẫn mới, đặt ra yêu cầu định vị mới đối với tính chất vai trò và nhiệm vụ của Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân, đồng thời xác định việc tiến hành tăng cưởng chế độ hóa, quy phạm hóa và quy trình hóa các chức năng chủ yếu của Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc trong bối cảnh nước này đang thúc đẩy bố tổng thể “5 trong 1” và bố cục chiến lược “bốn toàn diện” hướng đến mục tiêu xây dựng cường quốc hiện đại hóa XHCN giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa và tươi đẹp.
3. NGUYỄN THỊ HÀ PHƯƠNG
Hợp tác khu vịnh lớn Quảng Đông - Hồng Kông - Ma Cao qua “Cương yếu quy hoạch phát triển khu vịnh lớn Quảng Đông - Hồng Kông - Ma Cao”
Tóm tắt: Hợp tác Khu vịnh lớn Quảng Đông - Hồng Công - Ma Cao (gọi tắt là Khu vịnh lớn) là chiến lược quốc gia do Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khởi xướng, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đích thân chỉ đạo quá trình lập kế hoạch và triển khai. Mục tiêu của chiến lược này là xây dựng Khu vịnh lớn hàng đầu thế giới, với nhóm thành phố đẳng cấp quốc tế, nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Quảng Đông, Hồng Công, Ma Cao; hình thành hệ thống kinh tế và mô hình phát triển sáng tạo, thích ứng với nhu cầu sống và việc làm của người dân. Khu vịnh lớn kiên trì quan điểm phát triển sáng tạo, phát triển chất lượng cao và thực hiện vòng tuần hoàn kép.
QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI
4. HÀ THU THUỶ
Chính sách đối với người Hoa, Hoa kiều của Trung Quốc sau Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc
Tóm tắt: Sau Đại hội XVIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc, các chính sách về người Hoa, Hoa kiều đã nhấn mạnh vị trí quan trọng của công tác Kiều vụ và khẳng định những đóng góp, thành tựu của công tác Kiều vụ trong thời gian qua... Để thực thi chủ trương đã đề ra, công tác Kiều vụ đã tập trung vào đổi mới và hoàn thiện chính sách phù hợp với tình hình cũng như nhu cầu thiết yếu của người Hoa, Hoa kiều trong bối cảnh mới. Bài viết tập trung trình bày chính sách đối với người Hoa, Hoa kiều của Trung Quốc từ bốn khía cạnh chủ yếu: i) Cải cách bộ máy Kiều vụ; ii) Xây dựng, hoàn thiện chính sách bảo vệ người Hoa, Hoa kiều; ii) Thu hút lao động có kỹ năng, chuyên môn cao; iv) Phát triển toàn diện công tác Kiều vụ ở nước ngoài. Trên cơ sở đó đưa ra một số nhận xét về chính sách đối với người Hoa, Hoa kiều của Trung Quốc.
5. NGUYỄN PHƯƠNG LIÊN
Ngoại giao nhân dân trong quan hệ Việt - Trung
Tóm tắt: Ngoại giao nhân dân là một trong ba kênh ngoại giao quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc (cùng với ngoại giao kênh Đảng và ngoại giao kênh Nhà nước). Hoạt động này góp phần đáng kể vào thành tựu đối ngoại chung của đất nước, giúp quan hệ Việt-Trung phát triển ổn định, không để gián đoạn hay đổ vỡ, ngay cả trong những lúc quan hệ hai nước gặp khó khăn. Do có sự tương thông văn hoá, thể chế chính trị, lại là hai nước láng giềng nên ngoại giao nhân dân trong quan hệ Việt-Trung có những đặc điểm rất riêng biệt.
LỊCH SỬ - VĂN HOÁ
6. QUÁCH VĂN ĐẦU, NGUYỄN THỊ MINH THU
Nâng cao hiệu quả học tiếng Trung thông qua hình thức trò chơi dành cho sinh viên ngoại ngữ 2 tại Học viện Khoa học Quân sự
Tóm tắt: Trong những năm qua, việc học ngoại ngữ không chuyên tại Học viện Khoa học Quân sự được chú trọng nâng cao không ngừng. Nhiều hội thảo, tọa đàm và sinh hoạt chuyên đề về phương pháp giảng dạy ngoại ngữ trong đó có tiếng Trung Quốc liên tục được triển khai, từ đó đã giúp cho đội ngũ giảng viên, học viên và sinh viên rút ra được nhiều bài học quý giá, thụ đắc được nhiều phương pháp giảng dạy, và học tập hữu ích phục vụ cho chuyên ngành của mình. Trong số các phương pháp nâng cao chất lượng hiệu quả học tiếng Trung Quốc, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một phương pháp tương đối hữu hiệu, có giá trị cao về mặt kích thích sự hứng thú của người học tiếng Trung Quốc đó là Học tiếng Trung Quốc thông qua các loại hình trò chơi hay gameshow. Có thể nói đây là hình thức mới, giúp người học và người dạy tràn đầy năng lượng, hứng khởi, tiếp thu kiến thức một cách chủ động dần dần, không hề bị động. Loại bỏ mọi ảnh hưởng chuyển di tiêu cực từ tiếng mẹ đẻ, hay ảnh hưởng từ việc nhồi nhét kiến thức làm người học dễ chán nản, nhất là đối tượng học ngoại ngữ 2 tại Học viện Khoa học Quân sự.
DIỄN ĐÀN TRAO ĐỔI
7. VŨ THỊ VÂN DUNG
Luật hải cảnh và luật an toàn giao thông hàng hải (sửa đổi) của Trung Quốc - Thách thức đối với các nước
Tóm tắt: Bài viết phân tích một số nội dung đáng chú ý của Luật Hải cảnh và Luật An toàn giao thông hàng hải sửa đổi của Trung Quốc, đánh giá sự không phù hợp của các nội dung này so với các quy định của luật pháp quốc tế; chỉ ra các thách thức đối với chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước ven Biển Đông đối với hòa bình và ổn định ở khu vực biển này. Từ đó, bài viết rút ra một số nhận xét, đánh giá về quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của Trung Quốc có liên quan đến Biển Đông.