- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 3 năm 2021
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
CHÍNH TRỊ - KINH TẾ - XÃ HỘI
1. TRẦN THU MINH
Nghiên cứu chủ đề báo cáo chính trị trong các kỳ họp đại hội Đảng ở Trung Quốc
Tóm tắt: Báo cáo chính trị là một trong những nội dung quan trọng được quan tâm vào mỗi kỳ Đại hội Đảng của Trung Quốc. Mỗi bản báo cáo chính trị đều có chủ đề riêng, thể hiện khái quát mục tiêu phát triển và nhiệm vụ của ĐCS Trung Quốc trong 5 năm tiếp theo. Nghiên cứu chủ đề báo cáo chính trị qua các kỳ Đại hội Đảng ở Trung Quốc sẽ góp phần nhận diện mục tiêu và nhiệm vụ xuyên suốt của ĐCS, cũng như sự khác nhau về bối cảnh tổ chức Đại hội dẫn đến sự khác biệt trong việc lựa chọn chủ đề Đại hội. Bài viết phân tích những vấn đề chính trong chủ đề báo cáo chính trị của các kỳ Đại hội Đảng từ sau cải cách mở cửa (từ Đại hội XII đến Đại hội XIX), từ đó nhận diện những nhân tố khách quan và chủ quan quyết định nhiệm vụ trọng tâm của ĐCS qua từng thời kỳ, thể hiện qua việc lựa chọn chủ đề của các kỳ Đại hội Đảng.
2. NGUYỄN MAI ĐỨC
Nhìn lại quá trình 10 năm đổi mới của ngành Logistics Trung Quốc (2009-2019) – Bài học phát triển Logistics cho Việt Nam
Tóm tắt: Logistics là một ngành dịch vụ mới phát triển ở Trung nhưng được đánh giá là một ngành kinh tế quan trọng giúp Trung Quốc nâng cao giá trị hàng hóa trong nước cũng như vị thế các ngành sản xuất ở Trung Quốc trong chuỗi giá trị toàn cầu. Năm 2009, Quốc vụ viện Trung Quốc chính thức triển khai” Kế hoạch điều chỉnh và chấn hưng ngành Logistics Trung Quốc”, ngành Logistics trở thành ngành dịch vụ duy nhất góp mặt trong danh sách “mười ngành lớn” cần được chú trọng quan tâm cải cách và đẩy mạnh phát triển của Trung Quốc bấy giờ. Sau hơn mười năm kế hoạch được thực hiện, ngành Logistics nói riêng và kinh tế Trung Quốc nói chung đã có nhiều sự thay đổi. Đánh đổi bối cảnh ra đời cũng như thành tựu và hạn chế của kế hoạch này sẽ giúp Việt Nam rút ra được những bài học để phát triển ngành Logistics của chúng ta.
QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI
3. TRƯƠNG QUANG HOÀN
Quan điểm và thích ứng của Đông Nam Á trước sự gia tăng ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc tại khu vực
Tóm tắt: Trong những năm qua, Trung Quốc đã không ngừng tăng cường ảnh hưởng kinh tế đối với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Các quốc gia Đông Nam Á nhìn nhận sự gia tăng ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc tạo ra các cơ hội, cũng như mang lại những lo ngại cho khu vực. Trong bối cảnh đó, các nước Đông Nam Á đã có những điều chỉnh thích ứng, bao gồm tăng cường liên kết kinh tế nội khối, cẩn trọng hơn với các dự án đầu tư của Trung Quốc và mở rộng, đa dạng hóa các quan hệ đối tác. Mặc dù vậy, việc cân bằng ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc là thách thức không nhỏ đối với ASEAN bởi những lợi ích to lớn mà Trung Quốc có thể mang lại cho khu vực. Yếu tố khác nữa là, ASEAN với tư cách là một tập thể, tổ chức khu vực tồn tại nhiều điểm yếu về nguồn lực và sự thống nhất trong quan điểm, chủ trương hợp tác giữa các thành viên khiến sức mạnh tổng hợp của hiệp hội bị hạn chế đáng kể.
LỊCH SỬ - VĂN HOÁ
4. HOÀNG THANH HƯƠNG
Lục Thư – Bốn phương pháp tạo chữ và hai cách dùng chữ Hán
Tóm tắt: Theo cách mô tả của Hứa Thuận, “Lục Thư” là 6 nguyên tắc cấu tạo chữ Hán, bao gồm: tượng hình, chỉ sự, hội ý, hình thanh, chuyển chú và giả mượn. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu dựa trên việc phân tích khả năng hình thành chữ mới và nhận định, chỉ có tượng hình, hội ý, hình thanh, mới giúp hình thành chữ mới, còn chuyển chú và giả tá không có khả năng tạo nên chữ mới. Từ đây, thuyết bốn phương pháp tạo ra chữ Hán và hai cách dùng chữ Hán ra đời. Cách giải thích mới về “Lục Thư” của các nhà nghiên cứu đã thẻ hiện mối quan hệ giữa hình thể và ý nghĩa chữ Hán, từ đó giải thích quy luật cấu tạo và sử dụng chữ Hán, trở thành căn cứ lý luận quan trọng cho nhiều công trình nghiên cứu về cấu tạo chữ Hán và dạy học chữ Hán.
5. ĐÀO VĂN LƯU
Vài nét về tiểu thuyết quan trường của Chu Mai Sâm
Tóm tắt: Trong những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, tiểu thuyết quan trường của Chu Mai Sâm đã trở thành hiện tượng văn học quan trọng và đại diện tiêu biểu cho văn học chủ lưu. Tiểu thuyết quan trường của Chu Mai Sâm là kết tinh giao thoa giữa đời sống thời đại, tiến trình văn học và hoài bão cá nhân. Những tác phẩm này mang tinh thần văn hóa chủ lưu, thể hiện suy nghĩ tìm tòi độc lập của nhà văn. Ý nghĩa của chúng ở chỗ đã thực hiện mối quan hệ giữa văn học và chính trị, vượt qua các mô thức sáng tác về đời sống chính trị cũng như tiểu thuyết về chống tham nhũng thông thường trước đây, đánh dấu sự chín muồi của văn học quan trường Trung Quốc.
ĐÀI LOAN - HỒNG CÔNG - MACAO
6. MAI THANH TÚ
Trao đổi thương mại Việt Nam – Đài Loan sau khi gia nhập WTO
Tóm tắt: Trong những năm qua, Đài Loan là một trong những đối tác kinh tế - thương mại quan trọng của Việt Nam. Đặc biệt, sau khi Đài Loan và Việt Nam đều trở thành thành viên chính thức của WTO, hợp tác thương mại giữa hai bên đã có bước phát triển mới. Bài viết phân tích và so sánh quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Đài Loan trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Từ đó, đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Đài Loan trong thời gian tới.
DIỄN ĐÀN TRAO ĐỔI
7. PHẠM THỊ THANH BÌNH
Hiệp định RCEP và lợi ích của Trung Quốc
Tóm tắt: Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP – Regional Comprehensive Economic Partnership) đã chính thức được ký kết (11-2020) giữa 15 nước thành viên. Bài viết đánh giá những tiềm năng của thị trường RCEP, tập trung phân tích lợi ích mà Trung Quốc có được khi ký kết RCEP (lợi ích kinh tế, thương mại, đầu tư...) và cả lợi ích địa chính trị, chiến lược của Trung Quốc. Cuối cùng, bài viết đưa ra một số đánh giá và triển vọng của RCEP.
THƯỜNG THỨC TRUNG QUỐC HỌC
8. ĐÀO NGUYÊN THÀNH
Tập tục gài liễu, đội liễu trong tiết thanh minh và một số điển cố, thành ngữ liên quan đến cây liễu của người Trung Quốc