Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 5 năm 2021

Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 5 năm 2021

Tác giả:

Thông tin NXB:

Số trang : 0

Loại sách: Tạp chí

Mô tả

 

CHÍNH TRỊ - KINH TẾ - XÃ HỘI

1. NGUYỄN MAI PHƯƠNG

Đổi mới chính sách phát triển xã hội của Trung Quốc - Nhìn từ quy hoạch 5 năm lần thứ XIV

Tóm tắt: Trung Quốc đã kết thúc Quy hoạch 5 năm lần thứ XIII phát triển kinh tế và xã hội quốc dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ( gọi tắt là Quy hoạch 5 năm lần thứ XIII ) vào năm 2020 đầy khó khăn. Trong bối cảnh thế giới và khu vực đều chịu ảnh hưởng và tổn thất nặng nề từ đại dịch Covid - 19, Trung Quốc đã vươn lên và đạt nhiều thành tựu phát triển kinh tế - xã hội. Trong phát triển xã hội, Trung Quốc cũng cho thấy những cải tiến đáng kể trong xây dựng một xã hội văn minh và tiến bộ. Bài viết phân tích những thành tựu mà Trung Quốc đạt được trong Quy hoạch 5 năm lần thứ XIII về cải thiện dân sinh và phát triển xã hội, phân tích những điểm khác biệt và điểm mới trong Quy hoạch 5 năm lần thứ XIV phát triển kinh tế và xã hội quốc dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ( gọi tắt là Quy hoạch 5 năm lần thứ XIV), đánh giá tính khả thi của Quy hoạch này trong thời gian 5 năm tới và dự báo đến năm 2035.

 

2. LÊ VĂN HẢI

Kinh nghiệm Trung Quốc về quản lý tỷ giá và phát triển thị trường tiền tệ - tham khảo cho Việt Nam

Tóm tắt: Mô hình kinh tế - xã hội Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng. Quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Trung Quốc khá chặt chẽ, với vị trí hàng đầu. Trung Quốc tiến hành cải cách, mở cửa sớm hơn Việt Nam đổi mới khoảng 10 năm và cho đến nay thu được những thành công nhất định về điều hành tỷ giá, nâng cao sức mạnh Nhân dân tệ ( NDT ), phát triển thị trường tiền tệ, thúc đẩy nền kinh tế quốc gia này phát triển ấn tượng trong hàng chục năm liền. Bài học kinh nghiệm về tỷ giá và thị trường tiền tệ là sự tham khảo hữu ích cho nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Bài viết tập trung vào làm rõ nội dung này.

 

3. LÊ THỊ NGỌC MAI

Chính sách thuế của Trung Quốc nhằm hạn chế đầu cơ bất động sản nhà ở

Tóm tắt: Hơn một thập kỷ qua, những dự đoán về bong bóng trên thị trường bất động sản Trung Quốc liên tục được đưa ra khi giá nhà đất ở nhiều thành phố không ngừng tăng mạnh. Trong khi giá nhà đất tăng cao hạn chế khả năng tiếp cận nhà ở của nhiều người, ngược lại các căn hộ có chủ nhưng bỏ trống lại chiếm một tỷ lệ lớn. Trước tình hình đó, chính phủ Trung Quốc đã liên tục thúc đẩy các biện pháp khác nhau nhằm hạn chế đầu cơ bất động sản trên thị trường nhà ở. Nội dung bài viết tập trung vào chính sách thuế - công cụ quan trọng giúp Trung Quốc giải quyết vấn đề kinh tế - xã hội đang hết sức bức thiết này.

 

QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI

4. BÙI THANH TUẤN

Về xu hướng mở rộng đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Mianma sau khủng hoảng chính trị

Tóm tắt: Gần đây, khủng hoảng chính trị tại Mianma làm tình hình chính trị - an ninh ở khu vực trở nên bất ổn và trở thành tâm điểm chú ý của quốc tế, sự can dự và hoạt động đầu tư của các nước lớn, trong đó có Trung Quốc. Trên cơ sở phân tích vị trí chiến lược của Mianma, sự quan tâm đầu tư của Trung Quốc ; đồng thời tái hiện những nét chính về chính biến ngày 01-02-2021 tại Mianma vừa qua và phản ứng của Trung Quốc. Bài viết bước đầu đưa ra nhận định những điều kiện thúc đẩy xu hướng mở rộng đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Mianma và hàm ý chính sách cho ASEAN, trong đó có Việt Nam.

 

5. NGUYỄN HỒNG QUÂN

Trung Quốc tăng cường lực lượng hải cảnh và một số tác động đối với khu vực

Tóm tắt: “Luật Cảnh sát biển” Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 1-2-2021 đã góp phần tăng cường sức mạnh từ tổ chức, đến phương tiện, trang bị và cơ sở” pháp lý” cho hoạt động của Hải cảnh Trung Quốc như một thành phần của lực lượng vũ trang, nhưng khiến các nước láng giềng có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông và các nước lớn có lợi ích liên quan hàng không, hàng hải ở khu vực hết sức quan tâm. Bài viết tóm tắt những nét lớn về” Luật Cảnh sát biển” Trung Quốc, đồng thời khái quát những quan ngại sâu sắc của các nước ven bờ Biển Đông và các nước lớn.

 

LỊCH SỬ - VĂN HOÁ

6. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG

Kiểu từ rút gọn trong tiếng Hán: Nghiên cứu trường hợp Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc

Tóm tắt: Từ ngữ rút gọn tiếng Hán nói chung và từ ngữ rút gọn trong Báo cáo Chính trị các kì đại hội Đảng Cộng sản (ĐCS) Trung Quốc nói riêng được hình thành chủ yếu bằng cách rút gọn các tổ hợp góc tương đối dài, có cấu tạo phức tạp. Kiểu kết cấu của từ ngữ rút gọn chính là cấu trúc nội bộ, là mối quan hệ giữa các thành tố cấu tạo nên từ ngữ rút gọn. Bài viết này đã tiến hành khô kết quả như sau: Có 65,5 % từ ngữ nút gọn có kiểu kết cấu định ngữ - trung tâm ngữ, 18 % mục từ có kiểu kết cấu đẳng lập, 10 % mục từ có kiểu kết cấu động từ - tân ngữ. Ngoài ra còn có kiểu kết cấu trạng ngữ - trung tâm ngữ (494) và kết cấu chủ vị (2,5 %).

 

7. LÊ XUÂN KHAI

Không gian văn hóa truyền thống Trung Hoa trong tiểu thuyết Đàn hương hình của Mạc Ngôn

Tóm tắt: Tiểu thuyết Đàn hương hình của Mạc Ngôn đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến vận mệnh quốc gia dân tộc Trung Quốc trước những biến động đổi thay của lịch sử, thời đại. Để làm nổi bật vấn đề này, Mạc Ngôn đã xây dựng hệ thống không gian nghệ thuật vô cùng đặc sắc. Không gian nghệ thuật trong Đàn hương hình có sự lồng ghép giữa không gian truyền thống và không gian hiện đại, sự đan cài giữa không gian đời thực và không gian phi thực. Dù tái hiện nhiều loại hình không gian khác nhau, song không gian văn hóa truyền thống Trung Quốc luôn giữ vai trò chủ đạo. Nó ảnh hưởng sâu đậm đến mọi mặt của đời sống, tôn giáo văn học, nghệ thuật của người dân Cao Mật. Không gian văn hóa truyền thống trong Đàn hương hình không chỉ là không gian địa lý mà còn là không gian lịch sử, không gian văn học, không gian tâm tưởng của chính nhà văn về một Trung Quốc truyền thống và hiện đại. Từ góc độ lý thuyết tự sự học, bài viết phân tích đặc điểm và những biểu hiện của không gian văn hóa truyền thống Trung Hoa trong tiểu thuyết Đàn hương hình của Mạc Ngôn, từ đó chỉ ra tác dụng của việc vận dụng không gian văn hóa truyền thống trong việc thể hiện thể giới nội tâm của nhà văn cũng như những giá trị về mặt tư tưởng của tác phẩm.

 

THƯỜNG THỨC TRUNG QUỐC HỌC

8. PHAN HUY HOÀNG

Một vài lý giải về định danh quốc hiệu của các triều đại Trung Quốc

87 lượt xem