- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 5 năm 2022
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
CHÍNH TRỊ - KINH TẾ - XÃ HỘI
1. NGUYỄN THỊ HẠ - HÀ THỊ HỒNG VÂN
Phát triển công nghệ tài chính ở Trung Quốc: Một số tác động và hàm ý cho Việt Nam
Tóm tắt: Trung Quốc hiện là quốc gia tiên phong trong lĩnh vực công nghệ tài chính (Financial Technology - viết tắt là FinTech) trên toàn cầu. Nghiên cứu cho thấy, trong lĩnh vực FinTech, Trung Quốc là hình mẫu mà nhiều nước sẽ phải học hỏi kinh nghiệm(1). Bên cạnh đó, khi Trung Quốc mở cửa hệ thống tài chính của mình cho các công ty nước ngoài và tung ra loại tiền số quốc gia đầu tiên trên thế giới, lĩnh vực FinTech của nước này đang chuẩn bị tạo ra những tác động lớn đến thị trường tài chính toàn cầu. Bài viết phân tích thực trạng phát triển FinTech ở Trung Quốc, dự báo một số tác động đến quốc tế và Việt Nam thông qua chiến lược “đi ra ngoài” của các tập đoàn FinTech lớn và tiền số của Trung Quốc, từ đó đưa ra một số gợi mở cho Việt Nam trong phát triển FinTech và sự chuẩn bị trước những tác động tiềm năng từ sự phát triển FinTech ở Trung Quốc.
QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI
2. DƯƠNG VĂN HUY - HÀ LÊ HUYỀN
Tiến triển của quan hệ Trung Quốc - Thái Lan trong bối cảnh sáng kiến “Vành đai và Con đường”
Tóm tắt: Bài viết phân tích những tiến triển của quan hệ Trung Quốc - Thái Lan trong bối cảnh Trung Quốc thúc đẩy Sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI). Các tác giả đi sâu phân tích vai trò và vị trí của Thái Lan đối với chiến lược thúc đẩy hiện thực hoá “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á, nhất là khu vực Đông Nam Á lục địa. Từ đó, bài viết làm rõ thực trạng quan hệ chính trị - ngoại giao và trong các lĩnh vực khác như an ninh quốc phòng, trao đổi về mặt con người.
3. LÊ KIM SA - KIỀU THANH NGA
Lợi ích của Trung Quốc ở châu Phi: Trường hợp Hiệp định thương mại tự do lục địa châu Phi
Tóm tắt: Mục tiêu chiến lược toàn diện của Trung Quốc ở châu Phi bao gồm cả chính trị - an ninh, kinh tế, quân sự và thúc đẩy ảnh hưởng văn hóa - xã hội, trong đó coi lợi ích kinh tế là nền tảng. Bởi vì, châu Phi là lục địa giàu tài nguyên thiên nhiên, mức sống của dân cư châu Phi ngày càng gia tăng, do đó là thị trường xuất khẩu sinh lợi khổng lồ cho hàng hóa sản xuất của Trung Quốc. Ngoài ra, việc mở rộng tầm ảnh hưởng nhằm thực hiện Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) đang là ưu tiên hàng đầu trong chính sách của Trung Quốc. Sự hiện diện của Trung Quốc ở châu Phi đang ngày càng mạnh mẽ, là minh chứng cho những chiến lược quyết đoán và những lợi ích lâu dài của Trung Quốc ở châu Phi. Hiệp định thương mại tự do lục địa châu Phi (AfCFTA) là một trong những cơ hội để Trung Quốc thực hiện mục tiêu chiến lược đó. Bài viết phân tích và đánh giá vai trò của châu Phi trong sự thay đổi chính sách đối ngoại của Trung Quốc, những kỳ vọng và thách thức của AfCFTA, từ đó làm rõ những lợi ích của Trung Quốc khi AfCFTA đi vào vận hành.
LỊCH SỬ - VĂN HÓA
4. ĐINH TIẾN HIẾU
Ứng đối của nhà Thanh trong thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX trước sự xâm lăng của thực dân phương Tây
Tóm tắt: Vương triều Thanh (1644-1911) là vương triều cuối cùng trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Sau khi thành lập, vương triều phát triển rực rỡ dưới thời Khang Hy (1662 - 1722), Càn Long (1736-1795). Tuy nhiên, bắt đầu từ nửa sau thời Càn Long, nhất là thời Gia Khánh (1796-1820), Đạo Quang (1821-1850), xã hội Trung Quốc bắt đầu chuyển sang thời kỳ suy vong, các vấn đề xã hội ngày càng trở nên trầm trọng. Trong giai đoạn này, Trung Quốc đồng thời phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng và bất ổn xã hội, cũng như áp lực ngày càng mạnh đến từ các cường quốc phương Tây như: yêu cầu tự do buôn bán, khai mở các cảng biển, buôn bán thuốc phiện... Sau khi thực dân phương Tây thâm nhập vào xã hội Trung Quốc, nội bộ triều đình nhà Thanh lại không thống nhất, loay hoay tìm cách ứng đối, để rồi từng bước đánh mất chủ quyền dân tộc. Bài viết này phân tích và tìm hiểu cách ứng đối của nhà Thanh trước sự xâm nhập của thực dân phương Tây thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
5. NGUYỄN VĂN NGUYÊN
Bàn về cướp biển thời Minh Thanh ở Trung Quốc
Tóm tắt: Chủ yếu xuất hiện từ sự cùng khốn mà không phải từ những mục tiêu chính trị hay quá trình thực dân như các tập đoàn cướp biển có nguồn gốc từ phương Tây, cướp biển Trung Quốc thời Minh Thanh gắn liền với những xung đột về lợi ích kinh tế, là thang thử biểu sự ổn định của hệ thống chính trị. Từ những thư tịch có tính chính thống trong lịch sử Trung Quốc, bài viết bước đầu nghiên cứu về hiện tượng cướp biển trong hai triều đại Minh và Thanh và ảnh hưởng của nó tới ngoại thương đương thời.
DIỄN ĐÀN TRAO ĐỔI
6. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HOA
Thực trạng thương mại nông sản giữa Việt Nam và Trung Quốc trong 10 năm qua (2012-2021)
Tóm tắt: Bài viết sử dụng thống nhất số liệu thống kê của phía Trung Quốc, đặt thương mại nông sản Việt - Trung trong tổng thể thương mại nông sản của Trung Quốc và trong tương quan so sánh với các nước ASEAN để phân tích, đánh giá về thực trạng nông sản giữa Việt Nam và Trung Quốc trong 10 năm qua (2012-2021) như tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu, các mặt hàng nông sản xuất nhập khẩu chủ yếu... giữa hai nước. Bài viết so sánh thương mại nông sản của Trung Quốc và Việt Nam với Thái Lan, nước xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc lớn nhất trong khu vực để thấy điểm mạnh và điểm yếu của Việt Nam trong cạnh tranh ở một số sản phẩm nông sản xuất khẩu chủ lực trên cùng một thị trường.
DÀNH CHO NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ
7. DƯƠNG THỊ THANH MAI VÀ CÁC CỘNG SỰ
Nghiên cứu hàng hóa Việt Nam trên một số trang mạng Trung Quốc
Tóm tắt: Việt Nam nhiều năm liền nhập siêu Trung Quốc, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp thô thông qua thương lái Trung Quốc và tiêu thụ chủ yếu qua các kênh thương mại truyền thống. Thương mại điện tử Trung Quốc phát triển mạnh mẽ trong thập niên gần đây đã làm thay đổi thói quen tiêu dùng của người Trung Quốc. Đây là thị trường tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, cũng là một kênh tiêu thụ quan trọng mở ra thị trường toàn cầu. Thế nhưng, hàng hóa của Việt Nam trên những trang này vẫn rất khiêm tốn. Bài viết đi sâu nghiên cứu các sản phẩm của Việt Nam trên các trang thương mại điện tử lớn ở Trung Quốc, nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp Việt Nam cái nhìn toàn diện hơn, chủ động khai thác tốt hơn thị trường này, giúp cải thiện và cân bằng cán cân thương mại, định hướng cho thị trường sản xuất của Việt Nam.