Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 6 năm 2021

Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 6 năm 2021

Tác giả:

Thông tin NXB:

Số trang : 0

Loại sách: Tạp chí

Mô tả

 

CHÍNH TRỊ - KINH TẾ - XÃ HỘI

1. HÀ THỊ HỒNG VÂN

Điều chỉnh sinh kế cư dân ven biển trong bối cảnh biến đổi khí hậu: Nghiên cứu trường hợp huyện Hà Phổ, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc

Tóm tắt: Biến đổi khí hậu đang trở thành một thách thức gay gắt đối với sự tồn tại và phát triển của con người. Đối với môi trường biển, biến đổi khí hậu đã tác động trực tiếp đến môi trường sinh thái biển và tác động tiêu cực đến nguồn lợi thủy sản cũng như sinh kế của cư dân ven biển. Dựa vào việc tìm hiểu chủ trương chính sách của tỉnh Phúc Kiến, bài viết đi vào phân tích các cách thức điều chỉnh sinh kế của một huyện ven biển miền Đông Phúc Kiến. Từ đây, có thể thấy rõ hơn cách chính quyền và người dân địa phương thích ứng với những thách thức do biến đổi khí hậu gây ra đối với chiến lược sinh kế của họ.

 

2. NHÂM THỊ LÝ

Mô hình dịch vụ dưỡng lão tại các khu dân cư Trung Quốc

Tóm tắt: Trung Quốc là quốc gia đông dân số, do đó, tỉ lệ người cao tuổi cũng chiếm một số lượng đông đảo. Theo quan niệm dưỡng lão truyền thống , người Trung Quốc có khuynh hướng lựa chọn sinh sống tại nhà để an hưởng tuổi già. Chính vì thế chính quyền các cấp, khu dân cư và các cơ sở dưỡng lão cần phải giải quyết vấn đề thực tế này để đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ dưỡng lão của người dân. Theo đà gia tăng của số lượng người cao tuổi, các mô hình phúc lợi dịch vụ dưỡng lão phát triển nhanh chóng tại Trung Quốc, trong đó có sự ra đời của dịch vụ dưỡng lão khu dân cư hay còn được gọi là dịch vụ dưỡng lão tại nhà.

 

3. NGUYỄN NGỌC PHƯƠNG HỒNG

Khái quát về bộ luật dân sự Trung Quốc 2020 - Bộ luật dân sự đầu tiên sau bốn thập niên cải cách mở cửa

Tóm tắt: Năm 1949, nước CHND Trung Hoa ra đời. Trải qua 70 năm phát triển và 40 năm cải cách mở cửa, ngày 28-5-2020, lần đầu tiên Trung Quốc thông qua Bộ luật dân sự (BLDS) (bộ luật có hiệu lực từ ngày 01-01-2021). Có thể thấy, việc ban hành BLDS là một cột mốc quan trọng trong lịch sử lập pháp của Trung Quốc; đồng thời cũng là một sự kiện đáng chú ý đối với giới nghiên cứu pháp luật nói chung và những nhà lập pháp của các nước nói riêng. Trong sự tương đồng về thể chế chính trị và củng theo hệ thống pháp luật châu Âu lục địa (Civil Law), việc nghiên cứu tư tưởng, kỹ thuật lập pháp, cấu trúc và các quy định của BLDS Trung Quốc là phần nào có gợi mở đối với Việt Nam. Bài viết cung cấp một số thông tin về lịch sử lập pháp và các nỗ lực của Trung Quốc trong việc ban hành BLDS đầu tiên. Từ đó, phân tích kỹ thuật lập pháp, hệ tư tưởng ảnh hưởng cũng như một số quy định đáng chú ý ở bộ luật này.

 

QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI

4. TRƯỜNG LƯU

Quan hệ Trung - Mỹ trong 100 ngày đầu chính quyền tổng thống Joe Biden

Tóm tắt: Khác với thông lệ mỗi khi Tổng thống mới của Mỹ lên cầm quyền, quan hệ Trung Mỹ thường sớm chuyển sang trạng thái hòa hoãn, trong 100 ngày qua dưới Chính quyền của tâm Tổng thống Joe Biden vẫn tiếp tục căng thẳng, nhưng quan hệ Trung - Mỹ vẫn phát đi những tín hiệu từ đó chúng ta có dự báo về triển vọng tái định hình của nó. Bài viết điểm lại và phân tích những sự kiện chủ yếu diễn ra trong 100 ngày qua và sự báo quan hệ Trung- Mỹ trong những năm tới.

 

5. LÊ VĂN TUYÊN

Phát triển bền vững xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc

Tóm tắt: Xuất khẩu nông sản là một thế mạnh của Việt Nam trong những năm qua. Trung Quốc là một thị trường trọng điểm, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Trong một vài năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu của một số nông sản chủ lực sang thị trường Trung Quốc bắt đầu giảm hoặc tăng trưởng không ổn định. Với quan niệm, Trung Quốc là thị trường “dễ tính” nên các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam chưa chủ động tìm kiếm thông tin về những thay đổi trong chính sách nhập khẩu nông sản từ Trung Quốc. Chính vì vậy, các doanh nghiệp chưa có những thay đổi phù hợp để thích ứng với các tác động của bảo hộ thương mại từ phía Trung Quốc. Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc, các hộ nông dân, doanh nghiệp thu gom, chế biến, xuất khẩu nông sản cần có những thay đổi tích cực và mạnh mẽ hơn trong giai đoạn tới.

 

LỊCH SỬ - VĂN HOÁ

6. LÊ VĂN TOAN

Khát vọng tự do của Hồ Chí Minh trong thời gian hoạt động ở Trung Quốc: Tiếp cận qua tập thơ “Nhật ký trong tù”

Tóm tắt: Xét về phạm trù triết học, “tự do” được xem như một đặc tính hay một thuộc tỉnh của con người nói chung. Đối với Hồ Chí Minh, tự do không chỉ riêng cho mình , cho từng người mà còn cho cả dân tộc, cho nhân loại. Chính vì vậy, trong suốt cuộc đời hoạt động, tự do đã trở thành khát vọng mà Người luôn hy sinh tất cả để đấu tranh giành lại cho dân tộc Việt Nam. Bài viết khảo lược những dấu ấn trong thời gian Hồ Chí Minh hoạt động tìm kiểm độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam ở Trung Quốc; giới thiệu khái quát lý luận về tự do, mình giải khát vọng tự do trong thời gian Bác Hồ hoạt động ở Trung Quốc qua tập thơ Nhật ký trong tù.

 

7. HOÀNG MINH LỢI

Những nhân tố tác động tới quan hệ Nhật - Trung giai đoạn 1972 - 1978

Tóm tắt: Giai đoạn 1972 - 1978 đánh dấu bước chuyển biến mạnh mẽ trong quan hệ hai nước Nhật Bản - Trung Quốc sau khi ký kết Hiệp định Bình thường hóa quan hệ và Hiệp ước Hòa bình Hữu nghị Nhật - Trung. Tuy nhiên, những thay đổi to lớn đó là kết quả từ sự tác động của các nhân tố trong nước, quốc tế và là nội dung chính mà bài viết phân tích, trình bày .

 

8. DƯƠNG TUẤN ANH

Ếch ngồi đáy giếng - Từ ngụ ngôn trang tử đến truyện kể dân gian Việt Nam

Tóm tắt: Những bản kể câu chuyện ếch ngồi đáy giếng ở Việt Nam đầu đó đã thể hiện cái nhìn “bình dân” đối với một tác phẩm giàu chất triết học của một triết gia sâu sắc của Trung Hoa thời cổ đại - Trang Tử. Nhưng những bản kế ấy cũng đã thể hiện được một cách tiếp nhận sáng tạo, không chịu bỏ mình, rập khuôn theo một tác phẩm có nguồn gốc ngoại lai. Sự sáng tạo ấy không chỉ đưa tác phẩm gần gũi hơn với đời sống văn hóa Việt Nam, mà còn làm tăng thêm giá trị cho tác phẩm.

 

THÔNG TIN - TƯ LIỆU

9. NGUYỄN DIỆU HƯƠNG

Tình hình dịch bệnh COVID - 19, kinh tế Trung Quốc 6 tháng đầu năm và dự báo 6 tháng cuối năm 2021 

 

92 lượt xem