Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 7 năm 2021

Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 7 năm 2021

Tác giả:

Thông tin NXB:

Số trang : 0

Loại sách: Tạp chí

Mô tả

 

CHÍNH TRỊ - KINH TẾ - XÃ HỘI

1. NGUYỄN VINH THÀNH

Chính sách kinh tế tuần hoàn kép và mô hình toàn cầu hoá mới của Trung Quốc

Tóm tắt: Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản (ĐCS) Trung Quốc khóa XIX được tổ chức từ ngày 26-29/10/2020 đã đề ra Quy hoạch 5 năm lần thứ XIV (giai đoạn 2021 - 2025) và mục tiêu dài hạn đến năm 2035. Trong những nội dung của Quy hoạch 5 năm lần này, ĐCS Trung Quốc đã đề cập tới khái niệm “kinh tế tuần hoàn kép” theo đó trong những năm tới, nền kinh tế Trung Quốc được dự báo sẽ chuyển đổi trọng tâm phát triển, lấy nhu cầu trong nước làm trụ cột. Bài viết phân tích bối cảnh, nội dung của chính sách kinh tế “tuần hoàn kép” mà Trung Quốc vừa đưa ra. Từ đó, tác giả dự báo về mô hình toàn cầu hoá mới của Trung Quốc sẽ theo đuổi trong thời gian tới.

 

2. HOÀNG VŨ LINH CHI, HỒ THANH HƯƠNG

Chính sách của Trung Quốc về trí tuệ nhân tạo

Tóm tắt: Trung Quốc đang ngày càng thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo trên toàn cầu. Làm thế nào quốc gia này có thể phát triển nhanh, thậm chí đi trước một số quốc gia phát triển lâu đời hơn về công nghệ để có thể xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ trí tuệ nhân tạo? Bài viết tìm hiểu các chính sách hiện nay của Trung Quốc về trí tuệ nhân tạo, kế hoạch tương lai và những tiêu chuẩn đạo đức mà nước này đang thực hiện.

 

QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI

3. TRẦN THỊ THUỶ

Quan hệ hợp tác du lịch giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm 2010 đến trước đại dịch Covid - 19

Tóm tắt: Sau khi thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện năm 2008, Việt Nam và Trung Quốc đã mở rộng quan hệ ngoại giao song phương trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Theo đó, quan hệ hợp tác về du lịch giữa hai nước không những từng bước đi vào chiều sâu mà còn trở thành một trong những điểm sáng đáng chú ý của ngoại giao Việt - Trung. Bài viết tập trung phân tích thực trạng về mặt chính sách, số lượng khách du lịch cũng như các đặc điểm trong quan hệ hợp tác du lịch giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm 2010 đến trước khi dịch Covid-19 bùng phát.

 

4. ĐINH THỊ THU ĐINH TUẤN ANH

Chiến thuật sử dụng tàu cá tham gia tranh chấp Biển Đông của Trung Quốc

Tóm tắt: Bên cạnh các tàu chấp pháp trên biển của Trung Quốc như dân quân biển, hải cảnh, hải quân; tàu cá Trung Quốc có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình bồi lấp, xây đảo, cải thiện cơ sở hạ tầng và quân sự hóa các đảo nhân tạo trên Biển Đông. Nhưng cộng đồng quốc tế dường như ít chú ý đến hoạt động của tàu cá Trung Quốc, coi nhẹ vai trò đóng góp đáng kể của lực lượng này trong tranh chấp Biển Đông. Trong phạm vi bài viết, tác giả tập trung làm rõ 4 nội dung: (i) Phân bổ hoạt động của tàu cá Trung Quốc trên Biển Đông; (ii) Vai trò, chức năng nhiệm vụ của tàu cá trong tranh chấp Biển Đông; (iii) Vai trò của tàu cá Trung Quốc dưới góc nhìn của cộng đồng quốc tế; (iv) Bản chất, ý đồ của Trung Quốc khi sử dụng tàu cá trong tranh chấp Biển Đông.

 

LỊCH SỬ - VĂN HOÁ

5. ĐÀO ĐỨC THUẬN

Tư liệu Trung Quốc và về Trung Quốc tại trung tâm lưu trữ Quốc gia IV - Đà Lạt

Tóm tắt: Ở Việt Nam, dưới thời phong kiến, việc in ấn, biên soạn, khắc in các tư liệu thư tịch của Trung Quốc để phục vụ cho việc tìm hiểu, giáo dục, khoa cử, mở rộng kiến văn cho các sĩ tử, quan lại, nhà vua đã được các triều đại quan tâm. Dưới triều Nguyễn, những bộ sách phục vụ cho giáo dục khoa cử được vua Minh Mệnh nhiều lần cho ban cấp để phổ biến. Bên cạnh đó, triều đình cũng đã cho phép các nhà in tư nhân tham gia biên tập, khắc in bổ những sách bị thiếu, không đủ cho sĩ tử học tập. Đa phần những sách khắc lại là từ nguyên sung thư của Trung Quốc. Trải qua thời gian, nhiều bộ ván in những bộ sách này đã tản mát thất lạc. Hiện nay, một bộ phận ván in sách về Trung Quốc và sách được biên tập lại và khắc in được bảo quản tại kho chuyên dụng của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV ở Đà Lạt. Khối tư liệu ván in có liên quan đến Trung Quốc đa phần là sách phục vụ giáo dục, khoa cử như Tứ thư, Ngũ kinh, một số khác liên quan đến lịch sử, văn học, triết học tư tưởng. Chính vì vậy, khối tư liệu này thực sự có giá trị trong việc nghiên cứu nhiều mặt của xã hội Việt Nam dưới thời phong kiến.

 

6. NGUYỄN VĂN NGUYÊN

Lệnh cấm biển Nam Dương (1716 - 1726) trong sử liệu của Trung Quốc

Tóm tắt: Trong 23 năm đầu triều Thanh, các lệnh cấm biển được ban hành chủ yếu vì những mối lo ngại về sự bất ổn về chính trị. Tuy nhiên, sau năm 1683, ngoại thương Trung Quốc dần đi vào ổn định và phát triển rực rỡ, được gọi là thời “Thịnh trị Khang - Càn”. Vào những năm cuối triều Khang Hy một lần nữa triều đình lại ban lệnh cấm biển mà lịch sử gọi là “Lệnh cấm tàu Nam Dương”. Đây là một chính lệnh khó hiểu và gây nhiều tranh cãi trong lịch sử ngoại thương nhà Thanh.Từ những tư liệu ghi chép trong “Thanh thực lục”, bài viết tìm hiểu một số nguyên nhân chính dẫn đến lệnh cấm bất thường này.

 

DIỄN ĐÀN TRAO ĐỐI

7. NGÔ THỊ KHÁNH CHI

Sử dụng mô hình Blended Learning trong giảng dạy tiếng Trung cho sinh viên không chuyên

Tóm tắt: Bài viết nghiên cứu mô hình Blended learning cũng như thực tế học tập tiếng Trung của sinh viên không chuyên tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội,từ đó đưa ra quy trình cấu trúc bài giảng ứng dụng Blended learning và thực nghiệm sư phạm trong giảng dạy tiếng Trung cho sinh viên. Cấu trúc bài giảng mà tác giả đề xuất đã được thực nghiệm và có tính khả thi. Quy trình này góp phần tháo gỡ những khó khăn mà sinh viên gặp phải trong quá trình học tập, đồng thời đảm bảo chất lượng học tập của sinh viên.

 

THƯỜNG THỨC TRUNG QUỐC HỌC

8. ĐÀO NGUYÊN THÀNH

Bánh Nguyên tiêu và cách làm bánh Nguyên tiêu của người Trung Quốc

34 lượt xem