- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 7 năm 2022
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
CHÍNH TRỊ - KINH TẾ - XÃ HỘI
1. HÀ CÔNG ANH BẢO - LÂM MINH CHI
Giao dịch tài sản số ứng dụng công nghệ Blockchain tại Trung Quốc và đề xuất cho Việt Nam
Tóm tắt: Trung Quốc là một trong những quốc gia phản đối sự tồn tại của tiền ảo trên hệ thống giao dịch nội địa. Tuy nhiên, đây lại là một trong những quốc gia dành sự quan tâm rất lớn tới NFT (Non fungible token), hay còn được hiểu như một mã tài sản không thể thay thế hoạt động trên chuỗi Blockchain, một thứ được xem như có mối quan hệ mật thiết với tiền ảo. Ngày 25 tháng 1 năm 2022, Trung Quốc đã chính thức cho ra mắt một thị trường NFT được chính phủ nước này bảo trợ. Bỏ qua rất nhiều cuộc tranh cãi về vấn đề pháp lý liên quan tới NFT, họ khẳng định rằng, thị trường này là hoàn toàn hợp pháp, cũng như việc trao đổi NFT trên thị trường này hoàn toàn không đi ngược lại các đạo luật của Trung Quốc. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có niềm hứng thú rất lớn với thị trường NFT nhưng nghiêm cấm phát hành, trao đổi tiền ảo. Thông qua việc nghiên cứu tình hình và những giải pháp mà Trung Quốc đã thực hiện, Việt Nam có thể có thêm kinh nghiệm trong việc phát triển thị trường NFT trong nước.
2. NGUYỄN NGỌC PHƯƠNG HỒNG - LƯU MINH SANG
Án lệ kiểu Trung Quốc và góc nhìn so sánh với Việt Nam
Tóm tắt: Bài viết tập trung phân tích bối cảnh ra đời, nội hàm, đặc trưng và cách thức vận hành của hệ thống phán quyết tương tự cho tình huống tương tự (The System Of “Similar Judgments For Similar Cases”) tại Trung Quốc. Trong đó, tình huống tương tự (similar cases) hay tình huống hướng dẫn (Guiding Cases) được xem như một loại án lệ hiện đại, “Án lệ kiểu Trung Quốc”. Qua đó, tác giả đưa ra những so sánh về sự tương đồng và khác biệt giữa án lệ tại Việt Nam và án lệ kiểu Trung Quốc kèm theo những gợi mở cho quá trình phát triển hệ thống án lệ nói riêng và quá trình cải cách tư pháp nói chung ở Việt Nam.
QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI
3. TRẦN HOÀNG LONG - NGUYỄN THỊ OANH
Cạnh tranh chiến lược Ấn Độ - Trung Quốc ở Nam Á: Đặc điểm và tác động
Tóm tắt: Nam Á là khu vực địa chiến lược quan trọng trên bản đồ chính trị thế giới với vị thế quốc tế ngày càng nổi bật. Do tính phức tạp và đa dạng về văn hóa, lịch sử và tôn giáo, kết hợp với những biến động chính trị và an ninh nên khu vực Nam Á hiện nay đang tồn tại một cấu trúc quyền lực phức tạp và “bất đối xứng”. Trong đó, cặp quan hệ Ấn Độ - Pakistan là trục chính ảnh hưởng đến các mối quan hệ khác cũng như tình hình an ninh trong khu vực thì cấu trúc khu vực Nam Á cũng chịu tác động của cạnh tranh chiến lược Ấn - Trung. Nam Á là khu vực có sự chồng lấn về lợi ích của New Delhi và Bắc Kinh, nên cạnh tranh chiến lược Ấn Độ - Trung Quốc ở khu vực này là điển hình cho cạnh tranh chiến lược giữa hai nước lớn đang trỗi dậy đồng thời của mối quan hệ nước lớn kiểu mới mang yếu tố mâu thuẫn, nỗ lực giành lợi thế để theo đuổi các lợi ích địa chiến lược khác nhau. Bài viết tập trung làm rõ đặc điểm và tác động của cạnh tranh chiến lược Ấn - Trung đến khu vực Nam Á.
4. HÀ LÊ HUYỀN
Hợp tác thương mại Thái Lan - Trung Quốc trong bối cảnh đại dịch Covid-19 (2019-2021)
Tóm tắt: Đại dịch Covid-19 đã, đang và sẽ làm thay đổi căn bản cục diện kinh tế, chính trị thế giới. Trước bối cảnh đó, Trung Quốc và Thái Lan ưu tiên phòng, chống dịch bệnh đi đôi với phục hồi kinh tế và đặc biệt là thúc đẩy hợp tác thương mại nhằm ứng phó với các cuộc khủng hoảng kép đang diễn ra. Bài viết tập trung nhận diện những tác động từ sự chuyển biến tình hình nội tại của hai nước đối với quan hệ Thái Lan và Trung Quốc để làm rõ nhu cầu gia tăng hợp tác, từ đó phân tích thực trạng hợp tác thương mại trong bối cảnh đại dịch Covid-19 từ năm 2019 đến năm 2021, đồng thời đưa ra những đánh giá nhận xét về những thành tựu cũng như các vấn đề còn tồn tại trong quan hệ thương mại Thái Lan - Trung Quốc.
LỊCH SỬ - VĂN HÓA
5. DU QUẾ TIÊN - HỒ MINH QUANG
Tổ chức dòng họ của người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh qua bức tranh từ đường
Tóm tắt: Mối quan hệ dòng tộc về huyết thống và địa lý của cộng đồng người Hoa ngoài lãnh thổ Trung Quốc là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới xã hội địa phương(). Nhớ ơn nguồn cội là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Trung Hoa. Người Hoa ở các nước xem đây là luân thường đạo lý trong đời sống của bản thân cộng đồng họ. Thờ cúng tổ tiên, xây dựng từ đường từ đó cũng trở thành một công việc được đặc biệt coi trọng của mỗi gia đình, mỗi dòng họ người Hoa ở các nước trên thế giới nói chung và cả cộng đồng người Hoa ở Tp. Hồ Chí Minh nói riêng. Quá trình di dân và định cư của họ thường gặp phải những khó khăn, vì vậy việc tổ chức và bản chất vốn có của hệ thống mang tính chất dòng họ đã có những biến đổi, và từ đường của họ cũng theo đó mà xuất hiện những biến thể.
DIỄN ĐÀN TRAO ĐỔI
7. BÙI THỊ THU HIỀN
Quá trình hình thành và phát triển yêu sách “Tứ Sa” của Trung Quốc ở Biển Đông nhìn từ góc độ luật pháp quốc tế
Tóm tắt: Bài viết phân tích quá trình hình thành và phát triển của yêu sách “Tứ Sa” của Trung Quốc ở Nam Hải (Biển Đông). Bên cạnh đó, bài viết phân tích những khía cạnh pháp lý của yêu sách phi lý này của Trung Quốc dưới góc độ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số kiến nghị đối với Việt Nam trong quá trình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình ở Biển Đông trong bối cảnh tình hình khu vực phức tạp và Trung Quốc ngày càng có thái độ cứng rắn trong việc theo đuổi yêu sách phi lý.
DÀNH CHO NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ
8. HOÀNG GIA MỸ
Bàn về khái niệm “An ninh mới” của Trung Quốc
Tóm tắt: Mặc dù là một trong những khái niệm căn bản đối với mỗi quốc gia, thế nhưng khái niệm “an ninh” không nhận được sự quan tâm đúng mực của giới học giả và thường được định nghĩa chủ yếu về mặt quân sự. Trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, đã có một số học giả bắt đầu nghiên cứu sâu về khái niệm “an ninh” và dần mở rộng phạm vi mà nó bao hàm sang nhiều lĩnh vực khác. Kể từ sau Chiến tranh Lạnh, việc tiếp cận an ninh theo hướng toàn diện trở nên phổ biến hơn đối với các quốc gia trên thế giới. Trong đó, Trung Quốc là nước đã xây dựng được hệ thống lý luận cho sự mở rộng của khái niệm này với tên gọi “an ninh mới”. Đến với thời Tập Cận Bình, Trung Quốc đã bổ sung thêm các thành tố để hoàn thiện khái niệm “an ninh mới”. Đồng thời Trung Quốc cũng ra sức thúc đẩy các quốc gia khác áp dụng khái niệm này để phục vụ các mục tiêu chiến lược cho sự trỗi dậy của mình.
THÔNG TIN – TƯ LIỆU
Tình hình kinh tế Trung Quốc 6 tháng đầu năm và dự báo 6 tháng cuối năm 2022