Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 11 năm 2021

Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 11 năm 2021

Tác giả:

Thông tin NXB:

Số trang : 0

Loại sách: Tạp chí

Mô tả

 

CHÍNH TRỊ - AN NINH CHÂU ÂU

1. ĐỖ NGỌC THUỶ

Tiến trình ngoại giao và pháp lý quốc tế trong vấn đề chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định

Tóm tắt: Việt Nam và Ủy ban Châu Âu (EC) đang chuẩn bị cho đợt đánh giá năm thứ tư về quá trình hợp tác giải quyết vấn đề chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Mặc dù kết quả đánh giá hiện còn nhiều bất lợi cho thuỷ sản Việt Nam, EC đánh giá cao cam kết chính trị và cách tiếp cận toàn diện của Chính phủ Việt Nam, việc Việt Nam tôn trọng đầy đủ cả hai tiến trình ngoại giao và pháp lý trong vấn đề này. Bài viết sẽ tập trung phân tích thách thức toàn cầu IUU nhìn từ hai hướng tiếp cận chính, từ đó làm rõ động lực và quyết tâm của Việt Nam giải quyết dứt điểm và ổn thoả vấn đề IUU trong quan hệ với EU, đóng góp vào mục tiêu chung bảo đảm an ninh lương thực nghề cá và an ninh biển trên phạm vi toàn cầu.

 

2. HỒ THANH HƯƠNG & HOÀNG VŨ LINH CHI & TRẦN THỊ THU HUYỀN

Dự thảo Đạo luật trí tuệ nhân tạo của EU

Tóm tắt: Hiện nay, trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng hiện diện trong đời sống con người. Nó đang giúp cải thiện chăm sóc sức khỏe, tối ưu hóa thương mại, cải thiện khả năng phục hồi năng lượng, nâng cao chất lượng công việc và thúc đẩy sự tiến bộ của con người theo nhiều cách khác nhau. Những lợi thế của AI trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta là không thể phủ nhận, nhưng mọi người vẫn lo ngại về sự nguy hiểm của nó. Để đối phó với những nguy cơ từ AI, Liên minh Châu Âu đang xây dựng khung pháp lý để điều chỉnh trí tuệ nhân tạo. Ngày 21/4/2021, Ủy ban Châu Âu đã ban hành Dự thảo Đạo luật trí tuệ nhân tạo của EU dựa trên phân loại rủi ro AI tạo ra, dựa trên 4 mức: AI có mức rủi ro không thể chấp nhận được, rủi ro cao, rủi ro có giới hạn và rủi ro tối thiểu để có những điều chỉnh phù hợp với đạo đức làm nền tảng cho việc bảo vệ quyền của công dân thông qua việc phác thảo giá trị định hướng của AI đáng tin cậy lấy con người làm trung tâm. Bài viết giới thiệu tóm tắt nội dung của Dự thảo Đạo luật AI của EU và làm rõ một số quan điểm của Liên minh Châu Âu đối với AI trong Dự thảo này.

 

KINH TẾ - PHÁP LUẬT CHÂU ÂU

3. TRẦN THỊ KHÁNH HÀ

Hỗ trợ hội nhập người tị nạn tại Liên bang Đức từ khủng hoảng nhập cư năm 2015

Tóm tắt: Năm 2015, Liên minh Châu Âu nói chung và Đức nói riêng đã trải qua cuộc khủng hoảng nhập cư khi chiến sự diễn ra tại một số nước châu Phi, Trung Đông buộc người dân các nước này bỏ chạy tìm kiếm sự bảo vệ quốc tế. Dòng nhập cư, tị nạn khổng lồ đã đặt hệ thống của Đức vào tình trạng quá tải và phải có những biện pháp ứng phó nhanh chóng. Bài viết tìm hiểu những giải hỗ trợ hội nhập người nhập cư, tị nạn của Đức để ổn định tình hình, một mặt giúp đỡ những người này, mặt khác tận dụng nguồn lực của người nhập cư đóng góp cho đất nước. Những nỗ lực của Đức được đánh giá cao khi việc hội nhập một lượng lớn người tị nạn với nền tảng giáo dục, kỹ năng khác nhau vào lực lượng lao động và các cơ sở giáo dục đại học là không đơn giản.

 

4. NGUYỄN CHIẾN THẮNG & HOA HỮU CƯỜNG & CHỬ THỊ NHUẦN

Kinh nghiệm phòng, chống dịch COVID-19 của một số quốc gia châu Âu

Tóm tắt: Châu Âu từng là một trong những khu vực bị đại dịch COVID-19 tàn phá nặng nề nhất, khi số ca nhiễm lên tới hàng trăm nghìn ca, tỷ lệ tử vọng hàng nghìn ca mỗi ngày. Tuy nhiên, hiện nay châu Âu là một trong những khu vực được thế giới công nhận là thành công trong việc khống chế dịch và đã từng bước mở cửa nền kinh tế và các hoạt động sinh hoạt của người dân. Bài viết tìm hiểu những biện pháp và cách thức chống dịch của một số quốc gia châu Âu từ đó liên hệ và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

 

LỊCH SỬ - VĂN HOÁ - XÃ HỘI CHÂU ÂU

5. LÊ TRỌNG TUYẾN & NGUYỄN VĂN HẢI

Học thuyết của V.I.Lênin về bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam

Tóm tắt: Học thuyết về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một trong những cống hiến vĩ đại của V.I.Lênin. Học thuyết ấy không chỉ có giá trị lý luận và thực tiễn chỉ đạo cuộc đấu tranh của nhân dân Xô viết và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới, mà còn là cơ sở lý luận khoa học của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bài viết trình bày tư tưởng cơ bản của V.I.Lênin về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và sự vận dụng sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; đồng thời bài viết phân tích một số giải pháp nâng cao hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

 

6. BÙI VIỆT HƯNG & HỒ THỊ THU HUYỀN & NGUYỄN THỊ PHƯƠNG DUNG

Chính sách phát triển làng thông minh ở Liên minh Châu Âu

Tóm tắt: Phát triển làng thông minh dựa trền nền tảng ứng dụng kỹ thuật số nhằm phát huy những tiềm năng, lợi thế và ứng phó những thách thức đang gia tăng trong khu vực nông thôn đang được xem là giải pháp hữu hiệu mà Liên minh Châu Âu thực thi trong những năm gần đây. Với những số liệu thứ cấp thu thập được, bài báo tập trung đánh giá những chính sách được Liên minh thực hiện nhằm phát triển các sáng kiến về làng thông minh.

 

QUAN HỆ VIỆT NAM - CHÂU ÂU

7. NGUYỄN THANH LAN

Tác động của đại dịch COVID-19 đến Nga và cộng đồng người Việt Nam ở Liên bang Nga

Tóm tắt: Đại dịch COVID-19 diễn ra từ cuối năm 2019 đã gây ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả các quốc gia trên thế giới và hiện nay vẫn đang diễn biến rất phức tạp. COVID-19 cũng tác động đến nước Nga trên tất cả các mặt, từ kinh tế, xã hội đến cuộc sống của những người lao động nhập cư nói chung, cộng đồng người Việt Nam đang học tập và sinh sống ở Liên bang Nga nói riêng. Thông qua phương pháp tổng quan tài liệu, bài viết phân tích một số tác động của đại dịch COVID-19 đến kinh tế - xã hội của Nga cũng như tình hình của cộng đồng người Việt Nam trong giai đoạn khó khăn này.

 

8. ĐINH CÔNG HOÀNG & HOÀNG THỊ VÂN ANH

Triển vọng xuất khẩu gạo sang thị trường EU trong bối cảnh thực thi EVFTA

Tóm tắt: Những năm qua, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Liên minh Châu Âu duy trì tăng trưởng khá, mặc dù thị phần gạo xuất khẩu Việt Nam còn rất khiêm tốn (chiếm 1,59% tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của EU). Hiệp định Thương mại Tự do Liên minh Châu Âu - Việt Nam (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày 01/8/2020 sẽ tiếp tục mở ra nhiều triển vọng cho gạo xuất khẩu Việt Nam. Bên cạnh những thuận lợi mà EVFTA đem lại như ưu đãi hạn ngạch thuế quan, mở rộng thị trường xuất khẩu gạo với những nước lớn thuộc EU, gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức cạnh tranh về nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn khắt khe của thị trường EU. Bài viết đánh giá thực trạng và triển vọng phát triển xuất khẩu, từ đó đề xuất các giải pháp, chính sách nhằm khai thác tốt nhất các cơ hội, tiềm năng của việc thực thi EVFTA, đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU nói riêng và ra thị trường toàn cầu nói chung thời gian tới.

 

 

29 lượt xem