- Sách
- Chính trị (99)
- Xã hội học (22)
- Môi trường (5)
- Quan hệ Ngoại giao (75)
- Văn hóa (10)
- Nông nghiệp (1)
- Kinh tế (74)
- Quản lý Thông tin (1)
- Luật (6)
- Du lịch (2)
- Tôn giáo (5)
- Ngôn ngữ (1)
- Giáo dục (2)
- Sức khỏe (2)
- Lịch sử (5)
- Triết học (1)
- Cách mạng Công nghiệp 4.0 (2)
- Phát triển bền vững (2)
- Khoa học Công nghệ (3)
- Tạp chí
- Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới (28)
- Châu Mỹ ngày nay (27)
- Nghiên cứu Châu Âu (25)
- Nghiên cứu Ấn Độ & Châu Á (26)
- Nghiên cứu Trung Quốc (25)
- Nghiên cứu Đông Nam Á (30)
- Nghiên cứu Đông Bắc Á (28)
- Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông (24)
- Tài liệu
Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 12 năm 2021
Tác giả:
Thông tin NXB:
Số trang : 0
Loại sách: Tạp chí
CHÍNH TRỊ - AN NINH CHÂU ÂU
1. VŨ THỤY TRANG
Một số định hướng cơ bản của Nga về số hoá nền giáo dục giai đoạn hiện nay và thách thức
Tóm tắt: Số hóa nền giáo dục là một trong những định hướng được nhiều quốc gia trên thế giới coi trọng, xây dựng và triển khai trong thực tiễn đáp ứng những biến động mới của tình hình thế giới, đặc biệt trước đại dịch COVID-19 hiện nay. Nước Nga khi phê duyệt chương trình “Kinh tế số của Liên bang Nga” năm 2017 xác định chuyển đổi sang một cấp độ mới về chất của việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong mọi lĩnh vực của hoạt động kinh tế - xã hội, trong đó có số hóa giáo dục. Nghiên cứu này hướng tới việc làm sáng tỏ các định hướng cơ bản của Nga trong vấn đề số hoá giáo dục và các thách thức đặt ra cho Nga trên con đường hiện thực hoá chiến lược này.
2. HÀ HOÀNG HẢI
Thế và lực của Liên minh Châu Âu trong 5 năm tới (2021-2025)
Tóm tắt: Bài viết làm rõ và xác định chỗ đứng của EU trên bàn cờ chiến lược quốc tế, dự báo chính sách của EU nhằm tăng cường thế và lực, giải quyết các hạn chế nội tại và thể hiện vai trò quốc tế. Bài viết cũng đánh giá các thuận lợi và thách thức trong quan hệ Việt Nam - EU và đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy quan hệ Việt Nam - EU trong giai đoạn 5 năm tới.
KINH TẾ - PHÁP LUẬT CHÂU ÂU
3. ĐÀO BẢO NGỌC
Trí tuệ nhân tạo và những vấn đề đặt ra với pháp luật Châu Âu
Tóm tắt: Là một trong những yếu tố cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trí tuệ nhân tạo đã, đang phát triển mạnh mẽ và tác động đến gần như mọi khía cạnh của đời sống xã hội. Các cường quốc châu Âu như Pháp, Italy, Nga từ lâu đã xây dựng chiến lược phát triển AI và lấy công nghệ này làm cốt lõi để tăng tốc phát triển kinh tế. Nhận diện những thách thức, rào cản, những tác động của AI tới các mặt của đời sống kinh tế, xã hội sẽ giúp Việt Nam đưa ra các chính sách, định hướng phát triển phù hợp và bền vững.
4. NGUYỄN CHIẾN THẮNG & PHẠM HÙNG TIẾN & HOA HỮU CƯỜNG & BÙI VIỆT HƯNG
Thực hiện trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La qua Bộ tiêu chí đánh giá
Tóm tắt: Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (TNXH) là một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm tương đối lớn của nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư, người tiêu dùng và toàn xã hội trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào thế giới. Tỉnh Sơn La trong những năm vừa qua là một điển hình cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây ăn trái. Để tận dụng những cơ hội đến từ các FTA thế hệ mới như EVFTA, Sơn La cần phải triển khai nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp thúc đẩy việc thực hiện TNXH tại các DN/HTX nông nghiệp. Đáp ứng những đòi hỏi trên, dự án “Thúc đẩy thực hiện TNXH tại các DN/HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La trong bối cảnh triển khai EVFTA” đã được triển khai. Dự án này do quỹ FNF (CHLB Đức) tài trợ bắt đầu từ năm 2020. Trong năm 2021, dự án đã triển khai đánh giá việc thực hiện TNXH của các DN/HTX nông nghiệp tại huyện Mộc Châu và Mai Sơn của tỉnh Sơn La qua Bộ tiêu chí đánh giá. Kết quả cho thấy việc thực hiện TNXH còn rất yếu kém ở tất cả các khía cạnh của TNXH. Từ thực trạng đó, dự án đã đưa ra một số khuyến nghị cho chính quyền địa phương và các DN/HTX nông nghiệp trong nâng cao nhận thức và thể chế hóa bộ công cụ đánh giá.
LỊCH SỬ - VĂN HOÁ - XÃ HỘI CHÂU ÂU
5. PHẠM HỒNG LONG & LÊ THỊ HUYỀN TRANG
Thị trường khách du lịch Tây Ban Nha và những yêu cầu đối với việc phát triển nguồn nhân lực
Tóm tắt: Thị trường khách Tây Ban Nha đang là một thị trường tiềm năng và đem lại nguồn thu đáng kể nếu biết khai thác. Tuy nhiên, du lịch Việt Nam hiện chưa khai thác hiệu quả thị trường này, khi chưa đến 0,5% tổng lượng khách outbound của Tây Ban Nha chọn Việt Nam làm điểm đến. Có nhiều yếu tố khiến du lịch Việt Nam chưa khai thác được hiệu quả thị trường này, một trong số đó phải kể đến sự đáp ứng của nhân lực. Tính đến năm 2019, tổng hướng dẫn viên tiếng Tây Ban Nha trên cả nước là 260 người, tương ứng tỷ lệ 1 hướng dẫn viên/321,5 khách du lịch, trong khi tỷ lệ vàng là 1/300. Nhân lực phục vụ thị trường du khách Tây Ban Nha đang không chỉ thiếu về số lượng mà còn về cả chất lượng. Điều đó đặt ra những vấn đề về nhận thức tầm quan trọng của thị trường này, đào tạo, nâng cao năng lực..., đặc biệt trong bối cảnh hậu COVID-19, khi Việt Nam và các nước trên thế giới đang dần có sự chuẩn bị cho việc hồi phục ngành du lịch.
6. NGUYỄN THU NGHĨA
Tư tưởng của C.Mác về giá trị thẩm mỹ và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam vào định hướng giá trị thẩm mỹ hiện nay
Tóm tắt: Giá trị thẩm mỹ gắn bó mật thiết với các giá trị khoa học, giá trị chính trị, giá trị văn hoá và giá trị đạo đức. Nó là cơ sở để phát triển con người toàn diện về sự thông minh, ý chí đạo đức, sự khôn khéo và khả năng sáng tạo. Trong học thuyết giá trị, C.Mác đã nghiên cứu nhiều lĩnh vực khác nhau của giá trị và dành một phần rất quan trọng để nghiên cứu về giá trị thẩm mỹ. Bài viết trình bày một số tư tưởng của C.Mác về nguồn gốc, bản chất của giá trị thẩm mỹ và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam vào định hướng giá trị thẩm mỹ con người Việt Nam từ Đổi mới đến nay.
QUAN HỆ VIỆT NAM - CHÂU ÂU
7. ĐINH THỊ NGỌC BÍCH
Chiến lược cải tổ hợp tác phát triển của CHLB Đức hướng tới nghị sự 2030 (BMZ 2030) và tác động tới Việt Nam
Tóm tắt: Cải tổ chiến lược hợp tác phát triển của CHLB Đức (được gọi là BMZ 2030) đưa ra những thay đổi rất căn bản trong đường lối chiến lược hợp tác phát triển của CHLB Đức với khẩu hiệu “tư duy mới, định hướng mới”. Một trong những mục tiêu quan trọng của BMZ 2030 là thúc đẩy một cách quyết liệt hơn nữa các quốc gia đối tác trong việc cùng chung tay hoàn thành 17 mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu (SDGs), hướng tới Nghị sự 2030. Việt Nam với tư cách là một trong những quốc gia đối tác quan trọng của CHLB Đức trong lĩnh vực hợp tác phát triển ứng phó với BĐKH sẽ chịu những tác động không nhỏ từ những thay đổi của BMZ 2030. Bài viết này trình bày một số phân tích đánh giá tác động này; đồng thời đưa ra một số khuyến nghị về đường lối chính sách phù hợp với bối cảnh mới.
8. DƯƠNG THÁI HẬU & TRƯƠNG THÚY BÌNH
Thực thi EVIPA: Cơ hội và thách thức đặt ra từ cơ chế giải quyết tranh chấp
Tóm tắt: Ngày 30/6/2019 đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ kinh tế Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU), khi Việt Nam và EU ký kết Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVIPA). Một trong những nội dung quan trong trong EVIPA là quy định về cơ chế giải quyết tranh chấp. Cơ chế giải quyết tranh chấp quy định trong EVIPA được đánh giá có nhiều điểm mới, tiến bộ so với các Hiệp định đầu tư song phương cũng như FTA có quy định về đầu tư mà Việt Nam đã ký kết trước đây. Bên cạnh những tác động tích cực, việc thực thi cơ chế giải quyết tranh chấp theo EVIPA cũng đặt ra nhiều thách thức cho Việt Nam. Bài viết tập trung đề cập tới những cơ hội và thách thức đặt ra với Việt Nam khi thực thi cơ chế giải quyết tranh chấp trong EVIPA, đặc biệt là cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư (ISDS).
9. TỔNG MỤC LỤC TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU CHÂU ÂU NĂM 2021